• Home
  • Văn hoá – xã hội
  • Khoa học công nghệ
  • Y tế – Sức khoẻ
  • Giải trí – âm nhạc
  • Thể thao
  • Tâm linh

Ý NGHĨA

Máy đo nồng độ oxi trong máu là gì? Công dụng và các lưu ý khi dùng

Tháng Ba 14, 2023 by Ý Nghĩa Để lại bình luận

Máy đo nồng độ oxi trong máu là một thiết bị chăm sóc sức khỏe hữu ích và cần thiết của mỗi gia đình. Vậy máy đo nồng độ oxi trong máu là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng Ý Nghĩa tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Máy đo nồng độ oxy trong máu là gì?
  • Máy đo nồng đồ oxy trong máu dùng để làm gì?
  • Các loại máy đo nồng độ oxy trong máu
  • Một số lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Máy đo nồng độ oxy trong máu là gì?

Máy đo nồng độ oxi trong máu là thiết bị dùng để đo sự bão hòa oxi (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim giúp người dùng kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường của cơ thể để có cách xử lý nhanh chóng, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Cấu tạo

Mỗi loại máy đo nồng độ oxy trong máu sẽ có cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên tất cả các thiết bị đều có cấu tạo cơ bản bao gồm màn hình hiển thị và đầu dò để đo mạch.

Cấu tạo của máy đo nồng độ oxy trong máu

Nguyên lý hoạt động

  • Máy đo nồng độ oxy trong máu hoạt động dựa trên cơ chế quang phổ kế (sắc ký) và cơ chế xung động kế (xung động ký).
  • Thông thường máy đo SpO2 xác định các chỉ số thông qua đầu ngón tay nhờ vào công nghệ quang điện. Khi đặt một đầu ngón tay vào bộ phận thăm dò, phần nhựa trên của móng tay sẽ tạo ra ánh sáng phát quang để phần nhựa dưới ngón tay (là bộ phận dò ảnh) kết hợp với nhau tạo thành bộ phận đầu dò.
  • Khi máy khởi động, sẽ tạo ra xung điện từ gồm hai chùm tia có bước sóng khác nhau xuất phát từ phần nhựa trên móng tay qua ngón tay xuống bộ phận dò ảnh. Điểm đặc biệt của 2 chùm tia này là sự tập trung tại điểm kẹp ở đầu ngón tay.
  • Tiếp theo, bộ phận thăm dò tiếp nhận tín hiệu và hình ảnh từ bộ phận dò ảnh. Các thông tin và hình ảnh này được xử lý qua các mạch điện và bộ vi xử lý để cho ra kết quả hiển thị trên màn hình máy đo.​​

Nguyên lý hoạt động máy đo nồng độ oxy trong máu

Máy đo nồng đồ oxy trong máu dùng để làm gì?

Cơ thể mỗi người có 5 dấu hiệu sinh tồn như: nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu. Máy đo nồng đồ oxy trong máu dùng để đo nồng độ oxy trong máu và đo nhịp tim.

Vì vậy, đây là sản phẩm hữu ích và thực sự cần thiết trong việc theo dõi sức khỏe cho mọi gia đình và có vai trò đặc biệt quan trọng trong các ca gây mê và phẫu thuật, giúp bác sỹ đánh giá chính xác tình trạng bệnh nhân để đưa ra giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất.

Máy đo nồng đồ oxy trong máu dùng để đo nồng độ oxy trong máu và đo nhịp tim

Các loại máy đo nồng độ oxy trong máu

Dựa theo đặc điểm cấu tạo và thiết kế, người ta chia máy đo nồng độ oxy trong máu thành:

– Máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay: thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình, thích hợp dùng cho cá nhân hoặc gia đình. Máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay còn được chia thành 2 loại:

  • Máy có màn hình và đầu dò tách biệt, kết nối với nhau thông qua dây dẫn.
  • Máy có màn hình và đầu dò gắn liền nhau thành 1 khối, gần giống 1 chiếc kẹp.

Máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay

– Máy đo nồng độ oxy trong máu để bàn: kích thước khá lớn, phù hợp sử dụng tại những môi trường chuyên nghiệp như phòng khám, bệnh viện,…

Máy đo nồng độ oxy trong máu để bàn

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng.
  • Khi sử dụng máy, nên lấy bông hoặc khăn mềm tẩm cồn vệ sinh ngón tay sạch sẽ để đảm bảo kết quả được chính xác nhất.
  • Trong quá trình đo, bạn cần phải ngồi yên, không được di chuyển.
  • Không nên sử dụng thiết bị ở một ngón tay trong vòng quá 30 phút.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các vật sắc nhọn để tác động lên máy.
  • Không sử dụng thiết bị trong những môi trường dễ xảy ra cháy nổ.
  • Không được sử dụng pin không phù hợp với quy định của máy để tránh trường hợp hỏng máy.
  • Khi máy có thông báo tín hiệu pin yếu, hãy thay pin ngay, đảm bảo tối đa hoạt động bình thường cho thiết bị.
  • Không sử dụng thiết bị ngay lập tức sau khi di chuyển từ môi trường lạnh sang nóng, để tránh ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và độ chính xác.
  • Không sử dụng các vật sắc nhọn để tác động vào thiết bị gây hư hỏng.
  • Trường hợp bạn tạm thời không có nhu cầu sử dụng trong một thời gian dài, hãy tháo pin ra khỏi máy.

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về máy đo nồng độ oxi trong máu và một số lưu ý khi sử dụng máy. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì nhé!

Chuyên Mục : Giải Ngố

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài Viết Mới Nhất

  • Công nghệ 3D thụ động là gì?
  • Kính chiếu hậu xe đạp là gì? 3 lợi ích tuyệt vời khi lắp kính chiếu hậu trên xe đạp
  • Máy ảnh hệ thống compact (CSC) là gì? Đối tượng nào và khi nào nên sử dụng?
  • Máy xay thịt là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy xay thịt
  • Công nghệ cảm ứng cạnh viền Edge Sense là gì?
  • Xe đạp đường phố là gì? Ưu điểm, nhược điểm. Ai nên sử dụng?
  • Cách tải Messenger Lite – ứng dụng siêu nhẹ trên điện thoại Android
  • Loa vi tính là gì? Tìm hiểu cấu tạo, đặc điểm nổi bật của loa vi tính
  • Hệ thống làm lạnh kép trên tủ lạnh là gì ?
  • Nồi áp suất cơ là gì? Những lợi ích khi sử dụng nồi áp suất cơ
  • Công nghệ âm thanh Power Bass là gì?
  • Máy chạy bộ có đai đánh bụng là gì? Hướng dẫn luyện tập với máy chạy bộ có đai đánh bụng hiệu quả
  • Bộ ổn định nhiệt TBST trên máy nước nóng là gì?
  • Xe đẩy, xe kéo hàng là gì? Các loại xe đẩy hàng thường dùng
  • Super Steady là gì? Có trên những điện thoại nào và sử dụng ra sao?

Danh Mục

  • Giải Ngố
  • Giải trí – âm nhạc
  • Khoa học công nghệ
  • Là Gì
  • Thể thao
  • Văn hoá – xã hội
  • Y tế – Sức khoẻ

Copyright © 2023 · Ý Nghĩa - Bách Khoa Toàn Thư Ý Nghĩa