• Home
  • Văn hoá – xã hội
  • Khoa học công nghệ
  • Y tế – Sức khoẻ
  • Giải trí – âm nhạc
  • Thể thao
  • Tâm linh

Ý NGHĨA

Quả la hán là gì? 7 lợi ích của quả la hán đối với sức khỏe

Tháng Ba 4, 2023 by Ý Nghĩa Để lại bình luận

Quả la hán thường được dùng nấu nước để giải nhiệt. Bên cạnh đó, loại quả này còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trong Đông y, quả la hán là một loại thảo dược được dùng để chữa một số bệnh thường gặp. Nhưng không phải ai cũng biết đến loại quả này và công dụng của nó như thế nào. Hôm nay, hãy cùng Ý Nghĩa tìm hiểu ngay nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Quả la hán là quả gì?
  • 7 lợi ích của la hán quả đối với sức khỏe

Quả la hán là quả gì?

Quả la hán hay còn gọi là la hán quả, quả mộc miết (tên tiếng Anh: monkfruit). Quả la hán có xuất xứ từ miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Thái Lan, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 13. Từ xưa, người ta đã dùng loại quả này để nấu nước uống giải nhiệt và trị bệnh.

Cây la hán quả là một loại dây leo thuộc họ bí, được coi là đặc sản ở vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc. Quả la hán có lớp vỏ cứng, trái tròn, nhỏ, đường kính khoảng 4 – 6cm, được bao phủ một lớp lông mịn có màu vàng nâu hoặc xanh nâu. Quả có vị ngọt, tính mát.

Quả la hán Quả la hán

Hiện nay la hán quả được dùng dưới dạng trái khô hoặc dạng bột, dạng viên,…dùng làm nước la hán quả giải khát khá phổ biến.

Trong 100g quả la hán có khoảng 25–38% đường, mogrosid (thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của quả), 8-13g protein, 510mg vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

7 lợi ích của la hán quả đối với sức khỏe

Theo thông tin từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, dưới đây là những lợi ích của la hán quả đối với sức khỏe:

Chống oxy hóa

Chất mogrosid có trong la hán quả có tác dụng như một chất chống oxy hóa cực mạnh. Chất này cũng đã được khoa học chứng minh giúp làm chậm tiến trình lão hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật.

Quả la hán có tác dụng chống oxy hóaQuả la hán có tác dụng chống oxy hóa

Giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường

Nhờ hàm lượng calo khá thấp nên la hán quả đặc biệt có lợi cho người bị béo phì, tiểu đường. Người bình thường khi sử dụng quả la hán cũng giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm trên.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, người ta cũng đã dùng loại quả này để điều trị bệnh tiểu đường. La hán quả giúp làm giảm hàm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Qua đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh đái tháo đường một cách tự nhiên.

Quả la hán giảm nguy cơ béo phì, tiểu đườngQuả la hán giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường

Thanh nhiệt, trị táo bón, kháng viêm

Trong dân gian từ lâu đã dùng la hán quả để nấu nước uống làm mát cơ thể, hoặc nấu chè la hán với táo đỏ khô mỗi khi có biểu hiện nóng trong, táo bón.

Ngoài ra, loại quả này còn có đặc tính kháng viêm. Nhờ đó giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng đau ở khu vực tổn thương.

Quả la hán giúp thanh nhiệt, trị táo bón, kháng viêmQuả la hán giúp thanh nhiệt, trị táo bón, kháng viêm

Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Chất chống oxy hóa trong la hán có khả năng ức chế sự tăng sinh của khối u, ngăn chặn không cho tế bào ung thư lan rộng. Chất ngọt tự nhiên có trong quả la hán cũng rất an toàn cho người bị ung thư.

Quả la hán giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thưQuả la hán giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Chữa viêm họng, chống ho hiệu quả

Theo trang Sức khỏe đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế), quả la hán có tác dụng tốt trong việc chữa viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản cấp,…

Nước sắc của quả la hán có tác dụng chống ho, trừ đờm rõ ràng, bên cạnh đó loại quả này còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể.

Quả la hán chữa viêm họng, chống ho hiệu quảQuả la hán chữa viêm họng, chống ho hiệu quả

Ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp, tim mạch

Uống nước la hán quả có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp như ho gà, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho hay bệnh viêm amidan.

Đối với người bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch dùng dược dùng la hán quả cũng giúp làm giảm các triệu chứng trên.

Quả la hán ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp, tim mạchQuả la hán ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp, tim mạch

Giải độc, kích thích tiêu hóa, làm mát máu

La hán quả có tính hàn giúp làm mát máu, hỗ trợ giải độc gan, làm sạch đường ruột. Đồng thời dược liệu này còn được biết đến với tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

Quả la hán giúp giải độc, kích thích tiêu hóa, làm mát máu

Quả la hán giúp giải độc, kích thích tiêu hóa, làm mát máu

Trên đây là 7 công dụng tuyệt vời của quả la hán đối với sức khỏe chúng ta. Ý Nghĩa hy vọng đã mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Nguồn: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Ý Nghĩa

Chuyên Mục : Là Gì

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài Viết Mới Nhất

  • Cân thông minh là gì? Các lợi ích và nguyên lí hoạt động
  • Chip Spreadtrum SC9832E là gì? Hiệu năng như thế nào?
  • Công nghệ Bluetooth A2DP trên điện thoại là gì?
  • Chế độ lái xe an toàn S Bike là gì?
  • Khi nào nên xóa Cookie, bật/tắt Cookie trên máy tính?
  • Chảo ceramic là gì? Chảo chống dính Ceramic có tốt không?
  • Ghế xếp thư giãn là gì? Cấu tạo, lợi ích
  • Apple Glasses là gì? Siêu phẩm tái định nghĩa cả ngành thời trang và công nghệ có gì đặc biệt?
  • Có nên dùng máy tăm nước không? 8 lợi ích khi sử dụng máy tăm nước
  • Màn hình LED-backlit IPS LCD là gì? Có tính năng gì nổi bật?
  • Hiệu suất sử dụng năng lượng trên máy giặt là gì?
  • Android 10 (Android Q) là gì? Có gì mới? Thiết bị nào được cập nhật?
  • Hạ thân nhiệt là gì? Biểu hiện, cách xử trí khi bị hạ thân nhiệt đột ngột
  • Gân loa là gì? Việc thay gân loa có ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh không?
  • Điện thoại bị brick là gì? Cách khắc phục khi điện thoại bị brick

Danh Mục

  • Giải Ngố
  • Giải trí – âm nhạc
  • Khoa học công nghệ
  • Là Gì
  • Thể thao
  • Văn hoá – xã hội
  • Y tế – Sức khoẻ

Copyright © 2023 · Ý Nghĩa - Bách Khoa Toàn Thư Ý Nghĩa