• Home
  • Văn hoá – xã hội
  • Khoa học công nghệ
  • Y tế – Sức khoẻ
  • Giải trí – âm nhạc
  • Thể thao
  • Tâm linh

Ý NGHĨA

Sợi Viscose là gì và có ưu nhược điểm như thế nào

Tháng Ba 15, 2023 by Ý Nghĩa Để lại bình luận

Trên thế giới có rất nhiều loại vải, có rất nhiều hình dạng, kích cỡ, trọng lượng và cả một công trình. Nó có thể là tự nhiên, tổng hợp hoặc nhân tạo… Vậy bạn đã nghe tới vải làm từ bột gỗ chưa? Hôm nay bạn sẽ được biết.

Nghe có hơi lạ nhưng nó chính là sợi viscose đấy, loại sợi này được cho là sợi dệt được sử dụng phổ biến thứ 3 trên thế giới. Đọc ngay bài viết bên dưới để tìm hiểu về loại sợi viscose ngay nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Viscose là gì?
  • Đặc tính riêng của sợi viscose
  • Bảo quản sợi Viscose

Viscose là gì?

Viscose hay còn được gọi là sợi lụa nhân tạo. Được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1883, viscose là loại sợi tổng hợp từ chất xơ của sợi cellulose làm từ bột gỗ như cây sồi, thông, bạch đàn, nhưng cũng có thể làm từ cây tre…

Trước khi đến tay các nhà thiết kế chúng đã được loại bỏ các chất phụ gia hóa học và vì thế không hề gây hại cho sức khỏe người dùng.

Viscose thường được quảng cáo là một loại sợi có thể thay thế cho cotton hoặc polyester, là một vật liệu rẻ tiền và nhẹ, được ứng dụng phổ biến trong may mặc, trang phục như quần áo mặc nhà, đồ trượt tuyết, sơ mi, váy, đồ trang trí nội thất như khăn trải bàn, khăn trải giường,…Ngoài ra viscose còn được ứng dụng trong sản xuất giấy bóng kính, vỏ bọc xúc xích, băng dính…

Đặc tính riêng của sợi viscose

Vải có rất nhiều ưu điểm như:

– Giá thành vừa túi tiền

– Viscose không giữ nhiệt, nhưng nó cũng hấp thụ nước và mồ hôi cực tốt

– Là loại vải rất nhẹ, không tích điện, cực kỳ thoáng mát, mềm mại tương tự như lụa và có cảm giác như bông.

– Có thể pha trộn với các loại vải dệt khác giúp tạo độ bóng, độ mềm mại và tiết kiệm chi phí.

– Không gây dị ứng phù hợp cho làn da nhạy cảm như da em bé.

– Có độ bền cao khi ở trạng thái khô

– Không cần tái chế đặc biệt

Nhưng cũng có nhược điểm như:

– Vải này dễ bị nhăn

– Kích thước có thể bị co lại hoặc biến dạng trong quá trình giặt.

– Rất mẫn cảm với nấm mốc.

– Yêu cầu phải được giặt khô

– Có thể bị hao mòn do ảnh hưởng của nước, nhiệt độ cao hoặc tia cực tím.

Bảo quản sợi Viscose

Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên muốn đảm bảo được độ bền cần lưu ý một số cách bảo quản sau:

– Khi giặt không nên ngâm sản phẩm quá lâu trong nước xà phòng

– Dùng xà phòng ít độ kiềm, ít chất tẩy

– Không giặt chung với các sản phẩm đậm màu khác

– Không phơi trực tiếp dưới nắng, nên để tự khô

– Nên dùng tay và giặt trong nước lạnh, tránh vắt hoặc làm xoăn vải.

Bây giờ thì bạn đã biết về loại sợi viscose này đặc biệt thế nào rồi, chắc hẳn khi khoác lên mình bộ trang phục được sản xuất từ chất liệu của thiên nhiên bạn hẳn thấy rất có ý nghĩa đúng không nào?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Chuyên Mục : Là Gì

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài Viết Mới Nhất

  • Kính chiếu hậu xe đạp là gì? 3 lợi ích tuyệt vời khi lắp kính chiếu hậu trên xe đạp
  • Máy ảnh hệ thống compact (CSC) là gì? Đối tượng nào và khi nào nên sử dụng?
  • Máy xay thịt là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy xay thịt
  • Công nghệ cảm ứng cạnh viền Edge Sense là gì?
  • Xe đạp đường phố là gì? Ưu điểm, nhược điểm. Ai nên sử dụng?
  • Cách tải Messenger Lite – ứng dụng siêu nhẹ trên điện thoại Android
  • Loa vi tính là gì? Tìm hiểu cấu tạo, đặc điểm nổi bật của loa vi tính
  • Hệ thống làm lạnh kép trên tủ lạnh là gì ?
  • Nồi áp suất cơ là gì? Những lợi ích khi sử dụng nồi áp suất cơ
  • Công nghệ âm thanh Power Bass là gì?
  • Máy chạy bộ có đai đánh bụng là gì? Hướng dẫn luyện tập với máy chạy bộ có đai đánh bụng hiệu quả
  • Bộ ổn định nhiệt TBST trên máy nước nóng là gì?
  • Xe đẩy, xe kéo hàng là gì? Các loại xe đẩy hàng thường dùng
  • Super Steady là gì? Có trên những điện thoại nào và sử dụng ra sao?
  • Tìm hiểu về âm thanh đa hướng

Danh Mục

  • Giải Ngố
  • Giải trí – âm nhạc
  • Khoa học công nghệ
  • Là Gì
  • Thể thao
  • Văn hoá – xã hội
  • Y tế – Sức khoẻ

Copyright © 2023 · Ý Nghĩa - Bách Khoa Toàn Thư Ý Nghĩa