• Home
  • Văn hoá – xã hội
  • Khoa học công nghệ
  • Y tế – Sức khoẻ
  • Giải trí – âm nhạc
  • Thể thao
  • Tâm linh

Ý NGHĨA

Vai trò thiết yếu của Kali đối với sức khỏe và đời sống?

Tháng Ba 15, 2023 by Ý Nghĩa Để lại bình luận

Kali (K) giúp cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, bảo vệ hệ tim mạch, phát triển cơ bắp và não bộ ở trẻ. Kali có nhiều trong chuối, khoai tây, khoai lang, cà chua, cá, nghêu, …

Mục Lục Bài Viết

  • Vai trò của Kali trong cơ thể
  • Vai trò của Kali đối với từng đối tượng
  • Thiếu hụt hay dư thừa Kali sẽ ảnh hưởng như thế nào?
  • Nguồn thực phẩm giàu Kali
  • Một số lưu ý khi bổ sung kali

Vai trò của Kali trong cơ thể

  • Kali giúp cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, duy trì hoạt động thể chất, đặc biệt là tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu.
  • Chế độ ăn giàu kali giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ lên cơn đau tim, cải thiện mức sử dụng insulin trong cơ thể, giảm chứng loạn nhịp tim, cải thiện trầm cảm và chứng biếng ăn.
  • Ngoài ra, Kali giúp sản sinh Protein từ các Axit Amin và biến đổi Glucose thành Glycogen – Nguồn năng lượng cho mọi vận động của cơ thể.
  • Kali còn giúp ngăn chặn tình trạng loãng xương ở người cao tuổi.
  • Ở độ tuổi đang phát triển và phụ nữ mang thai rất cần chế độ ăn giàu Kali giúp xây dựng hệ thống xương vững chắc và cơ bắp phát triển.

Vai trò của Kali đối với từng đối tượng

Cơ thể con người hấp thu Kali chủ yếu thông qua ăn uống hàng ngày. Lượng Kali dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu và mồ hôi.

Vai trò của KaliVai trò của Kali

Đối với người lớn

  • Kali giữ cho nhịp tim điều hòa, ổn định. Khẩu phần ăn giàu Kali cũng làm giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Kali có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Ngoài ra, Kali còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất đạm và chất đường bột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kích thích sự phát triển của hệ cơ bắp và hệ thần kinh.

Đối với phụ nữ mang thai

  • Kali giúp cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể. Mẹ bầu cần bổ sung Kali để ổn định huyết áp.
  • Kali còn làm giảm hiện tượng chuột rút ở chân. Phụ nữ mang thai cần khoảng 4,7 g Kali mỗi ngày.

Đối với trẻ em

  • Kali cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và não bộ ở trẻ. Trẻ em ở độ tuổi đi học thường hay bị thiếu hụt Kali.
  • Kali giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, sỏi thận cho trẻ trong tương lai.
  • Lượng Kali trẻ cần thay đổi theo độ tuổi. Mỗi ngày, trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần khoảng 3 g Kali, trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần khoảng 3,8 g Kali.

Thiếu hụt hay dư thừa Kali sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Khoáng chất kali là gì?

Thiếu hụt kali

  • Triệu chứng thiếu Kali mức độ nhẹ: cơ thể mệt mỏi, đau cơ, đau chi dưới, mất ngủ, trầm cảm, da bị dị ứng, phồng rộp, khô da, viêm đường ruột.
  • Triệu chứng thiếu Kali mức độ nặng: buồn nôn, tiêu chảy, loạn nhịp tim, hay nhầm lẫn, mất phương hướng, kém tập trung, phản xạ chậm, đau khớp.
  • Thiếu Kali kéo dài sẽ gây ra rối loạn tim mạch và hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây liệt cơ, tử vong.

Dư thừa kali

  • Tăng Kali trong máu dẫn đến tình trạng buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, tim đập nhanh, tê các đầu ngón tay và chân, trường hợp nặng có thể khiến tim ngừng đập, tử vong.

Nguồn thực phẩm giàu Kali

Khoáng chất kali là gì?

  • Nhóm thực phẩm giàu Kali gồm rau và các loại hoa quả, chocolate, đặc biệt là chuối. Khoai tây, khoai lang, cà chua, bắp cải và các loại đậu là nguồn thực phẩm giàu Kali.
  • Các nhóm thực phẩm chứa lượng Kali tương đối gồm: cá, nghêu, ngũ cốc, sữa chua.
  • Trong sữa bột có chứa đủ hàm lượng Kali mà cơ thể cần mỗi ngày. Do sữa là loại thực phẩm rất quen thuộc, dễ dàng hấp thu nên đây cũng là nguồn bổ sung Kali nên dùng.

Một số lưu ý khi bổ sung kali

Khoáng chất kali là gì?

  • Trường hợp thiếu kali thường ít gặp. Các đối tượng thiếu kali thường là: bệnh nhân bị tiêu chảy, nhất là trẻ em, người bị bệnh thận, tiểu đường, người tiết nhiều mồ hôi…
  • Thực phẩm giàu Kali chế biến đun sôi trong nước có thể mất từ 50% đến 70% Kali. Do vậy, có thể thay đổi cách chế biến thành hấp hay ăn sống tùy loại thực phẩm.
  • Chọn mua các loại thực phẩm giàu Kali tại các địa điểm bán có uy tín, để đảm bảo an toàn vệ sinh cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Kali là khoáng chất quen thuộc và cần thiết cho sức khỏe, có tác dụng bảo vệ tim mạch, phát triển hệ cơ và thần kinh ở trẻ. Tất cả mọi người, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ em, nên bổ sung đủ Kali mỗi ngày.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Chuyên Mục : Là Gì

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài Viết Mới Nhất

  • Bếp từ hồng ngoại là gì?
  • Máy phun khí dung là gì? Ai, khi nào có thể sử dụng máy khí dung?
  • Tủ trữ rượu vang là gì?
  • Máy lạnh Samsung thiết kế tam diện độc đáo, làm mát chỉ trong tích tắc
  • Lỗi E2 máy giặt Sharp là gì và cách sửa lỗi chi tiết
  • Chip trí tuệ nhận thức Cognitive XR của tivi Sony là gì?
  • Whisper Mode trên Alexa là gì? Hướng dẫn chi tiết cách bật và sử dụng
  • Màn hình LG OLED EX là gì? Thế hệ màn hình OLED TV mới có gì đặc biệt?
  • Công nghệ 3D thụ động là gì?
  • Kính chiếu hậu xe đạp là gì? 3 lợi ích tuyệt vời khi lắp kính chiếu hậu trên xe đạp
  • Máy ảnh hệ thống compact (CSC) là gì? Đối tượng nào và khi nào nên sử dụng?
  • Máy xay thịt là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy xay thịt
  • Công nghệ cảm ứng cạnh viền Edge Sense là gì?
  • Xe đạp đường phố là gì? Ưu điểm, nhược điểm. Ai nên sử dụng?
  • Cách tải Messenger Lite – ứng dụng siêu nhẹ trên điện thoại Android

Danh Mục

  • Giải Ngố
  • Giải trí – âm nhạc
  • Khoa học công nghệ
  • Là Gì
  • Thể thao
  • Văn hoá – xã hội
  • Y tế – Sức khoẻ

Copyright © 2023 · Ý Nghĩa - Bách Khoa Toàn Thư Ý Nghĩa